Nhựa có tái chế được không? Cách phân biệt các loại nhựa

Đánh giá post

Nhựa có tái chế được không chắc chắn là một câu hỏi khi được hỏi đến mọi người sẽ đưa ra câu trả lời là “có”. Tuy nhiên có lẽ bạn chưa biết chỉ có một số loại nhựa nhất định mới có thể tái chế lại thành vật liệu có thể sử dụng mà thôi. Còng phần trăm số nhựa còn lại sẽ thải ngược lại môi trường. Gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm luôn nguồn thực phẩm.

Nhựa sau khi được tái chế có an toàn cho sức khỏe không?

Nhựa được chia ra làm 7 loại, mỗi loại đều có ký từ riêng để người tiêu dùng dựa vào đó để phân biệt. Đâu là loại nhựa an toàn có thể sử dụng, hoặc cũng để người tiêu dùng nhận biết nhựa nào sẽ không thể tái sử dụng nữa.

Các vật dụng bằng nhựa sau khi được tái chế
Các vật dụng bằng nhựa sau khi được tái chế

Nhựa số 1 PET hoặc PETE

Đây là loại nhựa Polyethylene Terephthalate là trong một số loại nhựa an toàn cho thực phẩm và rất dễ tái chế. Thông thường ở vỏ một số chai nước bạn sẽ thấy ký hiệu này. Điều này chứng tỏ chai nước ngọt, thực phẩm đóng hộp, hay chai dầu ăn bạn đang sử dụng an toàn cho sức khỏe.

Nhựa PET
Nhựa PET

Có nhiều gia đình có thói quen tích lại chai PET để tích nước, tuy nhiên điều này đang khiến cơ thể của bạn bị vi khuẩn xâm nhập. Bởi trên bề mặt gồ ghề của chai lọ sau khi đã được khui nắp dễ tích tụ vi khuẩn. Đồng thời sau những lần tái sử dụng chất lượng sẽ giảm xuống.

Nhựa số 2 HDPE

Loại nhựa này còn có tên là High Density Polyethylene, có cấu tạo bề mặt khá trơn chu vì vậy vi khuẩn khó tích tụ. Ít bị thấm nước và được đánh giá an toàn cho người sử dụng. Thông thường bạn sẽ bắt gặp ký hiệu này trên hộp nước trái cây, hộp ngũ cốc,…

Nhựa số 3 V hoặc PVC

Vinyl là loại nhựa có giá thành rẻ, đồng thời có độ dẻo cao, dễ nóng chảy khi được tái chế. Nhưng sẽ gây hại nghiêm trọng cho người tiêu dùng. Bởi vậy chúng ta không nên sử dụng loại nhựa này để lưu trữ thực phẩm, hoặc đun nấu.

Nhựa số 4 LDPE

Đây là loại nhựa không thể tái chế, được sử dụng để sản xuất túi nhựa, các loại chai có thể ép dẻo, quần áo hoặc giấy gói thực phẩm. Ngoài ra đây được coi là một loại nhựa an toàn cho sức khỏe.

Nhựa số 5 PP

Polypropylene là một loại nhựa thân thiện với con người và môi trường. Ngoài ra đây cũng là loại nhựa rất dễ tái chế. Ngoài ra đặc điểm của nhựa PP có thể chịu được nhiệt độ lên đến 130 độ C. Thông thường loại nhựa này sẽ được tái chế thành chổi, thùng rác, kệ tủ,…

Nhựa số 6 PS

Các loại hộp, đĩa, thìa dùng một lần,… đều được làm từ loại nhựa này. Tuy nhiên sử dụng nhựa này cho thực phẩm chỉ nên sử dụng với loại thực phẩm nguội. Bởi vì với thực phẩm nóng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì nhựa Polystyrene có thể bị phân giải gây hại cho cơ thể. Đây là cũng một loại nhựa không được ủng hộ để tái chế vì gây ảnh hưởng đến môi trường rất lớn.

Nhựa số 7 là các hợp chất khác

Loại nhựa này đa số là loại Polycarbonate và được khuyến cáo là loại nhựa gây hại rất nhiều đến sức khỏe cơ thể. Vì vậy khi mua hàng bạn cần lưu ý xem loại hộp hay đồ nhựa của mình có ký hiệu số 7 hay không. Nếu có thì bạn nên suy nghĩ lại xem mình có nên mua nữa hay không. Đồng thời với loại nhựa này cũng không được chấp nhận tái chế.

Lưu ý khi mua hàng
Lưu ý khi mua hàng

Xem thêm: Quy trình tái chế nhựa phế liệu

Một số lưu ý khi bạn sử dụng đồ nhựa

Nhựa có tái chế được không và làm cách nào để tránh nguy hiểm khi sử dụng:

  • Vệ sinh đúng cách không nên sửa hộp nhựa bằng nước sôi.
  • Nước mắm, tương, chao, dầu ăn,… nên dùng hũ thủy tinh.
  • Không nên dùng hộp nhựa để chứa thực phẩm nóng.
  • Không sử dụng đồ nhựa vào quay thức ăn trong lò vi sóng.

Kết luận

Nhựa có tái chế được không bài viết đã giải đáp thắc mắc cho bạn. Vì vậy hãy thật lưu ý khi sử dụng nhựa trong đời sống hàng ngày. Ngài ra hãy chung tay bảo vệ môi trường thật xanh, sạch, đẹp bạn nhé!

THAM KHẢO DỊCH VỤ