Cách phân loại rác thải sinh hoạt tiêu chuẩn

Đánh giá post

Phân loại rác thải sinh hoạt là điều vô cùng cần thiết hiện nay, nó đóng góp vai trò quan trọng trong công tác quản lý, giảm thiểu nguy cơ phát tán các tác nhân gây bệnh cho con người.

Rác thải sinh hoạt là gì?

Rác thải sinh hoạt được hiểu là các chất thải rắn bị loại bỏ trong quá trình sống, sinh hoạt, sản xuất hay lao động của con người và động vật. Rác thải được phát sinh từ các hộ gia đình, khu dân cư, khu xử lý chất thải hay khu bệnh viện….Trong đó chủ yếu là rác thải sinh hoạt.

Rác thải sinh hoạt cần được phân loại
Rác thải sinh hoạt cần được phân loại

Rác thải sinh hoạt cần được phân loại

Thành phần chủ yếu của rác thải sinh hoạt là chất hữu cơ và rất dễ gây ô nhiễm cho môi trường đất, nước, không khí. Cho nên, rác thải sinh hoạt có thể được định nghĩa là những phần tàn tích của các chất hữu cơ để phục vụ cho hoạt động sống của con người, chúng không còn sử dụng được nữa và được đào thải ra môi trường sống.

Hiện nay có các loại rác thải sinh hoạt cơ bản như:

  • Rác thải hữu cơ
  • Rác thải vô cơ
  • Rác thải tái chế
  • Rác thải văn phòng
  • Rác thải công nghiệp
  • Rác thải xây dựng
  • Phân loại rác thải sinh hoạt

Việc phân loại rác thải ngay tại nguồn sẽ giúp tiết kiệm được nguồn tài nguyên, mang lại lợi ích cho chính chủ nguồn thải từ việc tận dụng phế liệu tái chế. Việc phân loại cũng góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao ý thức cộng đồng về bảo vệ , sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên và giảm thiểu tổng lượng rác thải trong cộng đồng ra môi trường, giảm tải cho môi trường.

Phân loại rác thải bảo vệ môi trường
Phân loại rác thải bảo vệ môi trường

Theo quy định về môi trường, rác thải sinh hoạt được phân loại thành 3 loại chính như:

  • Rác hữu cơ: Rác thải hữu cơ là loại rác dễ phân hủy và có thể tái chế để đưa vào sừ dụng như chăm bón hay làm thức ăn cho động vật. Các loại cây, cỏ, hoa, lá khi không được con người sử dụng sẽ trở thành rác thải trong môi trường. Nguồn gốc của rác hữu cơ chính là từ phần bỏ đi của thực phẩm sau khi lấy đi phần chế biến được thức ăn cho con người, phần thực phẩm thừa hay hư hỏng mà con người không còn dùng đến nữa.
  • Rác tái chế: Rác tái chế là loại rác khó phân hủy nhưng có thể đưa vào tái chế với mục đích phục vụ cho con người.
  • Rác vô cơ: Đây là loại rác không thể sử dụng được cũng không thể tái chế lại được mà chỉ có cách đem đến các bãi chôn lấp để xử lý. Rác vô cơ bắt nguồn từ các loại vật liệu xây dựng, đã qua sử dụng hoặc bị bỏ đi; các loại bao bì dùng bên ngoài để bọc hộp, túi nilon…

Xem thêm: Chất thải rắn là gì?

Phương pháp thu gom rác thải

Hiện nay, tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP. HCM việc thu gom, xử lý rác thải chưa đạt chuẩn quy trình. Khá nhiều công ty thu gom rác thải chưa có đủ chức năng pháp lý để thu gom và xử lý rác thải. Một phần nữa, vì ý thức của người dân đã đổ rác ra ngoài tràn lan lề đường, kênh rạch, ao hồ mà không nghĩ đến hậu quả.

Các loại rác thải có thẻ tái chế
Các loại rác thải có thẻ tái chế

Các loại rác thải có thẻ tái chế

Căn cứ vào cách phân loại rác thải sinh hoạt cũng như đặc điểm của nó mà chúng ta hãy thực hiện các phương pháp thu gom rác sau:

  • Thu gom rác hữu cơ dễ phân hủy: Để rác hữu cơ dễ phân hủy thu gom vào 1 thùng nhằm sản xuất thành phân compost tại gia đình hoặc có thể sản xuất thành phân compost tại các nhà máy tập trung.
  • Thu gom rác không tái chế: Tất các cả thành phần của rác không có khả năng tái chế sẽ được thu gom, để trong dụng cụ chứa rác tại các gia đình và đưa đến điểm tập kết để xe chở chuyên dụng đưa đến điểm vận chuyển đi xử lý tại các khu xử lý rác thải tập trung.
  • Thu gom rác vô cơ có khả năng tái chế: Nên đựng riêng trong thùng tái chế, hoặc túi thu gom để đem cân xác định khối lượng tái chế.

Trên đây là cách phân loại rác thải sinh hoạt mà công ty môi trường MC cung cấp tới quý bạn cũng như phương pháp thu gom rác thải. Hy vọng bạn có thể nắm được  những thông tin hữu ích trong bài viết trên.